Hotline: 0904.952.256

Dụng cụ làm bếp có thể trở thành tổ của vi khuẩn bạn đã biết chưa?

 26/01/2023  Đăng bởi: Non Seo

 

Dụng cụ làm bếp trở thành tổ của vi khuẩn nếu chúng ta không chú ý và xử lý chúng đúng cách. Bởi dụng cụ làm bếp là sản phẩm tác động trực tiếp đến thực phẩm hàng ngày của chúng ta và là đối tượng gián tiếp liên quan đến an toàn sức khỏe trong cơ thể con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về những mối nguy hiểm cũng như cách xử lý để tránh vi khuẩn làm tổ và gây hại đến sức khỏe của gia đình.

Mối nguy hiểm đến từ dụng cụ làm bếp bẩn

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong dụng cụ làm bếp bẩn luôn tiềm ẩn rất nhiều loại vi khuẩn có hại mà chúng ta không thể ngờ tới. Một số loại vi khuẩn thường thấy có thể kể đến như vi khuẩn Campylobacter, E.coli, Salmonella,... chúng dễ dàng làm tổ và sinh sôi trong các dụng cụ làm bếp bẩn. Điều này đặc biệt gây ra nhiều bệnh về sức khỏe đối với con người như tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ dày, sốt, ngộ độc thực phẩm,...

Theo đó, tờ Huffington Post đã cho biết, trên thế giới hiện nay có tới 40% việc ngộ độc thực phẩm là do vấn đề về vệ sinh. Trong đó, dụng cụ làm bếp quen thuộc – thớt gỗ là dụng cụ chứa nhiều vi khuẩn độc hại như E.coli, Salmonella, Aflatoxin từ nấm mốc,... nếu chúng ta không bảo quản và sử dụng thớt gỗ đúng cách.

Nghiên cứu của Đại học Arizona (Hoa Kỳ) đã cho thấy, trong 90% số khăn lau bếp có chứa vi khuẩn coliform – một loại vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các dụng cụ như chảo chống dính, xoong nồi khi bị nấu lâu với dầu mỡ ở nhiệt độ cao đều có thể sản sinh ra chất độc gây sảy thai và ung thư.

Máy xay thịt cũng là dụng cụ có nguy cơ trở thành tổ của vi khuẩn nhất bởi chúng là dụng cụ có kết cấu phức tạp lại thường xuyên được các mẹ sử dụng nên chúng khá khó để vệ sinh sạch sẽ. Do vậy, lượng vi khuẩn trong máy xay thịt phát triển khá nhanh và với số lượng lớn.

Những sai lầm có thể khiến dụng cụ làm bếp trở thành tổ của vi khuẩn

Sử dụng sản phẩm kém chất lượng

Những sản phẩm có chất lượng kém thường có nguy cơ vi khuẩn xuất hiện và bị trở thành tổ của vi khuẩn cao hơn so với những dụng cụ làm bếp có chất lượng tốt. Chẳng hạn khi bạn sử dụng loại thớt gỗ có chất lượng không tốt, thớt sẽ dễ dàng hút nước và các loại mùi đồng thời xuất hiện mùn. Khi chúng ta thái thức ăn, chúng sẽ dễ dàng tiếp xúc và xâm nhập vào thực phẩm dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn. 

Không vệ sinh dụng cụ làm bếp

Dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng xong mà không vệ sinh, làm sạch ngay hoặc vệ sinh nhưng qua loa rất dễ làm môi trường cho vi khuẩn xuất hiện và sinh sôi. Theo đó, thời gian bạn để dụng cụ càng lâu thì vi khuẩn trong đó sẽ tăng trưởng lên theo cấp số nhân, và chắc chắn tổ vi khuẩn trong những dụng cụ này sẽ trở thành mầm mống gây bệnh nguy hại cho gia đình của bạn.

Để dụng cụ làm bếp trong trạng thái ẩm ướt

Dụng cụ làm bếp trở thành tổ cho vi khuẩn cư trú nếu các dụng cụ này ở trong trạng thái ẩm ướt. Đây được coi là môi trường lý tưởng nhất cho vi khuẩn hoạt động.

Sử dụng chung dụng cụ làm bếp cho cả thực phẩm sống và thực phẩm chín

Việc không phân biệt dụng cụ làm bếp cho đồ sống và chín có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo ở vi khuẩn. Các vi khuẩn có thể lây truyền vô tình từ vật này sang vật khác, từ thực phẩm sang dao thớt, sang tay của bạn và có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. 

Dụng cụ làm bếp sử dụng thời gian quá lâu mà không thay mới.

Dụng cụ làm bếp sử dụng trong một thời gian dài khiến cho bề mặt chúng có phần nào bị hư hại và dễ dàng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào. Chẳng hạn như thớt gỗ, sau một thời gian sử dụng, bề mặt của chúng sẽ xuất hiện nhiều vết cắt do dao gây nên. Điều này dễ dàng làm cho vi khuẩn tạo tổ và xâm nhập vào thực phẩm. 

Biện pháp hạn chế vi khuẩn trong dụng cụ làm bếp

  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ làm bếp 

  • Vệ sinh dụng cụ làm bếp đúng cách: dùng nước nóng hoặc chất tẩy rửa phù hợp đối với từng loại.

  • Sử dụng sản phẩm chất lượng, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

  • Luôn đảm bảo các dụng cụ ở trong trạng thái khô ráo, thoáng mát.

  • Khử trùng định kỳ để giảm lượng vi khuẩn.

  • Phân loại dụng cụ làm bếp riêng cho trái cây, rau quả và thịt, hải sản,...

  • Thay dụng cụ sau một thời gian sử dụng.

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã chỉ ra cho bạn những thông tin cần biết về dụng cụ làm bếp – mối nguy cơ trở thành tổ của vi khuẩn. Hy vọng với bài viết này sẽ phầm nào giúp ích cho chị em, để chị em có thể làm chủ và bảo đảm an toàn tốt nhất cho sức khỏe gia đình của mình.

Viết bình luận của bạn: