Hotline: 0904.952.256

Nơi có thể làm ổ cho vi khuẩn ẩn nấp trong bếp và cách xử lý hiệu quả

 21/01/2023  Đăng bởi: Non Seo

Nơi có thể làm ổ cho vi khuẩn ẩn nấp trong bếp là chủ đề được rất nhiều chị em nội trợ quan tâm đến. Bởi vi khuẩn ẩn nấp trong bếp có thể gây ra nhiều mối nguy hại về sức khỏe cho gia đình. Nếu không biết chúng làm ổ ở đâu và giải quyết như thế nào thì rất khó để đảm bảo an toàn về sức khỏe. Lăn chuột và xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!

Mối nguy hại vi khuẩn làm ổ trong bếp

Bếp là một trong những nơi có nhiều vi khuẩn có hại ẩn nấp nhất trong gia đình. Các loại thức ăn thừa, nấu nướng, thực phẩm tươi sống,.. là nơi mầm bệnh được gieo rắc và ấp ủ. Có nhiều loại vi khuẩn gây hại đến từ chính căn bếp của gia đình có thể kể đến như Salmonella, Pseudomonas, E.co li, Pseudomonas,...Chúng có hại và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người như: ngộ độc thực phẩm, tay chân miệng, tiêu chảy,...

5 nơi vi khuẩn có thể làm ổ cho vi khuẩn trong bếp

Khăn lau bếp

Khăn lau bếp là vật dụng thường thấy trong mỗi căn bếp của gia đình. Nó có thể được dùng để lau bàn, lau bếp, lau tay,...Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khăn lau bếp luôn ẩn nấp một lượng vi khuẩn nhất định và chúng có thể gây hại đến sức khỏe con người. 

Những chiếc khăn lau bếp ẩm ướt trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn làm ổ cư trú và sinh sôi. Vì vậy, bạn luôn cần để chúng khô ráo, thoáng mát nhất có thể.

Giẻ rửa chén bát

Giẻ rửa chén bát là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm nhất và nó cũng là nơi vi khuẩn dễ dàng ẩn nấp và sinh sôi nhất. Theo nghiên cứu của Charles Gerba (Mỹ) đã cho thấy, trong giẻ rửa chén bát bằng vải chứa 1 triệu vi khuẩn/ cm2; nếu bằng mút chứa 4 triệu vi khuẩn/cm2. Như vậy, có thể thấy giẻ rửa bát là nơi vi khuẩn dễ dàng nảy nở và sinh sôi nhất. Chính vì thế bạn nên định kỳ thay giẻ và ngâm xả giẻ đúng cách để loại bỏ vi khuẩn.

Tủ lạnh

Tủ lạnh cũng là một trong những nơi có thể làm ổ cho vi khuẩn ẩn nấp dễ dàng nhất. Trong tủ lạnh có đến 8000 vi khuẩn/cm2 ( nghiên cứu của Microban Europe, Anh). Những vi khuẩn này thường là loại vi khuẩn liên quan đến đường ruột như listeria, salmonella. 

Tay cầm của tủ lạnh cũng là nơi ẩn chứa và lây lan mầm bệnh dễ dàng. Bởi tay cầm tủ lạnh vốn là nơi mọi người thường xuyên đụng vào, tiếp xúc khiến vi khuẩn vi rút được lan rộng, xâm nhập vào cơ thể. Bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh tủ lạnh để vi khuẩn không thể ẩn nấp tại đó nữa.

Thớt gỗ 

Thớt gỗ là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nếu bạn sử dụng không đúng cách. Sử dụng thớt gỗ vừa để thái rau và để thái thịt có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm chéo. Vì vậy bạn cần sử dụng thớt riêng cho mỗi mục đích sử dụng khác nhau: thái rau củ quả một thớt riêng, thái thịt cá, thực phẩm tươi sống một thớt khác,...

Bạn nên thay thớt 3-6 tháng/ lần hoặc dùng nước muối, nước ấm để làm sạch thớt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt thớt ở vị trí khô ráo, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn ẩn nấp.

Bồn rửa bát

Bồn rửa bát là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn ẩn nấp gây bệnh. Bạn có thể dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm với các vi khuẩn bám trên bồn rửa bát. Hãy vệ sinh bồn rửa bát thường xuyên mỗi ngày, xịt trùng khử khuẩn để tránh vi khuẩn vi rút bám lại bồn rửa bát.

Cách làm sạch vi khuẩn ẩn nấp trong nhà bếp

Nấu sôi

Đây được coi là giải pháp an toàn và phổ biến giúp loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn. Bạn nấu một nồi nước sôi, thả khăn, giẻ rửa bát vào. Cho thêm nước tẩy rửa và ngâm đến khi nước hạ nhiệt và không còn nóng, giặt sạch lại rồi phơi khô ráo. Cách làm như vậy giúp loại bỏ vi khuẩn trên giẻ nhanh và tiện nhất.

Sử dụng giấm

Một trong những chất khử trùng tự nhiên và loại bỏ mùi hôi vi khuẩn nhanh chúng ta phải kể đến giấm. Giấm là chất có hoạt tính mạnh, có thể loại bỏ vi khuẩn nhưng không làm hỏng vật dụng nhà bếp. Cách làm tương tự như việc nấu sôi để loại bỏ vi khuẩn, tuy nhiên, bạn hãy thêm giấm vào nồi sau khi thả khăn để loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp bằng giấm hiệu quả. 

Lời khuyên để hạn chế vi khuẩn ẩn nấp

- Nếu bạn sử dụng khăn lau: không nên sử dụng một chiếc khăn cho nhiều mục đích, rửa sạch tay trước khi lau tay, giặt và phơi khăn ngay sau khi sử dụng, phơi khăn ở nơi có ánh sáng mặt trời tốt nhất. 

- Tủ lạnh: vệ sinh cả ngăn mát và ngăn đá định kỳ, chia thực phẩm thành túi nhỏ nếu muốn cấp đông; vệ sinh khử trùng tay nắm thường xuyên.

- Thớt gỗ: sử dụng hỗn hợp nước rửa chén, muối hoặc nước ấm để làm sạch, thay thớt cứ 3-6 tháng một lần.

- Bồn rửa bát: sử dụng xịt khử khuẩn để diệt virus, vi khuẩn hiệu quả.

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã chỉ ra cho bạn những nơi vi khuẩn có thể ấp nấp trong bếp và một số biện pháp an toàn để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hay để vệ sinh bếp một cách an toàn và tốt nhất.

Viết bình luận của bạn: