-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ổ vi khuẩn trong khu bếp có thể gây bệnh cho cả gia đình
24/01/2023 Đăng bởi: Non SeoNhiều người không ngờ rằng ổ vi khuẩn trong khu bếp có thể gây bệnh cho cả gia đình lại tồn tại ngay trong những vật dụng quen thuộc. Vậy đâu là các vật dụng tiềm ẩn vi khuẩn gây bệnh? Cách giải quyết ra sao? Tất cả sẽ được Inoxen giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây. Nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ qua nhé!
Miếng rửa chén - nơi trú ngụ của ổ vi khuẩn gây bệnh
Miếng rửa chén cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên chính là nơi trú ngụ lý tưởng cho hàng triệu con vi khuẩn phát triển. Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Scientific Reports đã khẳng định rất rõ điều này. Và đáng kinh ngạc hơn, một loài vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng đối với những người hệ thống miễn dịch yếu có tên Moraxella Osloensis lại ẩn náu ngay trong miếng rửa chén quen thuộc khiến nhiều người lo ngại.
Sử dụng miếng rửa chén khi nào cần thay mới?
Vì miếng rửa chén ít khi được làm khô và khó có thể loại bỏ được hoàn toàn thức ăn bám vào. Do đó gia đình bạn chỉ nên sử dụng miếng rửa chén trong vòng 2 tuần và thay mới để vừa làm sạch bát đĩa vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Hướng dẫn cách vệ sinh miếng rửa chén
Để loại bỏ ổ vi khuẩn trú ngụ trong miếng rẻ rửa bát, chị em nội trợ có thể tham khảo một số mẹo làm sạch hữu ích dưới đây:
-
Sử dụng dung dịch thuốc tẩy hòa lẫn với nước theo một tỷ lệ nhất định sẽ loại bỏ sạch vi khuẩn gây bệnh trong miếng rửa chén.
-
Có thể tiêu diệt mầm mống vi khuẩn miếng rửa bát bằng cách làm khô trong lò vi sóng. Tuy phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn E. Coli nhưng đây cũng là một trong những giải pháp giúp bạn ngăn chặn ổ vi khuẩn lây lan trong căn bếp nhà mình.
-
Đặc biệt vệ sinh sạch miếng rửa bát bằng máy rửa bát chính là bí quyết hiệu quả nhất mà nhiều người thường sử dụng. Với công nghệ thông minh, máy rửa bát có khả năng diệt sạch vi khuẩn gây bệnh ẩn náu trong miếng bọt biển đến 99,8%.
Những lưu ý khi sử dụng miếng rửa chén
Sử dụng miếng rửa chén mục đích để làm sách bát đĩa nhưng vô tình lại tạo điều kiện cho các loại vi trùng sinh sôi. Vậy nên chị em phụ nữ cần bỏ túi một số lưu ý dưới đây để hạn chế tình trạng này:
-
Tuyệt đối không sử dụng miếng rửa bát để làm sạch dao thớt, thịt,..Và cũng không dùng để lau bồn rửa hay vệ sinh mặt bếp.
-
Sau khi rửa bát xong cần giặt sạch và vắt khô miếng rửa.
-
Thay mới định kỳ 2 tuần một lần.
Khăn lau bếp - môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi
Là một vật dụng quen thuộc nhưng khăn lau bếp cũng được xem là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 49% chiếc khăn dùng để lau bếp không được vệ sinh thường xuyên chính là chỗ ngụ cư của hàng triệu con vi khuẩn.
Sử dụng khăn lau bếp bao lâu cần thay mới?
Bạn nên thay mới khăn lau bếp 1 - 2 tháng một lần. Và để giữ khăn luôn sạch sẽ thì không nên đặt ở những nơi ẩm thấp như bồn rửa bát dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản.
Hướng dẫn cách vệ sinh khăn lau bếp
Khăn lau bếp dùng để lau bụi bẩn, dầu mỡ trên mặt bếp nấu. Vì vậy chị em cần tìm hiểu một số cách làm sạch khăn lau dưới đây để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan chéo, gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình:
-
Cho khăn lau bếp vào dung dịch bao gồm baking soda, giấm trắng và nước sôi. Chưa đầy 15 phút, khăn lau bếp đã được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
-
Ngoài ra dùng vỏ trứng đã được tán nhỏ cho vào dung dịch chứa cồn, giấm ăn hoặc nước cốt chanh và nước sôi cũng là một cách có thể loại bỏ ổ vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong khăn lau bếp. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, chị em đã có thể dễ dàng làm sạch chiếc khăn lau bếp hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng khăn lau bếp
Để giữ chiếc khăn luôn sạch sẽ, không để vi khuẩn gây hại phát triển lây lan, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Sau khi lau dầu mỡ, bụi bẩn bạn cần phải giặt sạch và phơi khô khăn ngay.
-
Không giặt chung khăn lau bếp với các đồ vật khác như quần áo, miếng rẻ rửa bát,...
Không chỉ có miếng rửa chén, khăn lau bếp, ổ vi khuẩn gây bệnh còn ẩn náu trong một số đồ dùng, dụng cụ nhà bếp khác. Chẳng hạn như: vòi nước tay cầm, mặt thớt, miếng ngăn rác trong bồn rửa,... Vì vậy chị em cần chú ý vệ sinh chúng thường xuyên để mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về ổ vi khuẩn trong khu bếp có thể gây bệnh cho cả gia đình. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn bỏ túi được nhiều kiến thức góp phần giữ không gian bếp nhà mình luôn sạch sẽ thơm tho, đặc biệt là trong những ngày đầu năm mới đang đến gần. Để biết thêm nhiều mẹo hữu ích, bạn có thể truy cập website của chúng tôi theo địa chỉ.